Ý nghĩa của bánh trung thu

Ý nghĩa của bánh trung thu – Hương vị quen thuộc trong ngày Tết Đoàn viên

Bánh Trung thu, hay còn gọi là bánh nướng, bánh dẻo, là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Trung thu. Không chỉ mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn, bánh Trung thu còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và tinh thần của người Việt. Hãy cùng H-Tech Event tìm hiểu về ý nghĩa của bánh Trung thu qua bài viết ngay sau đây!

1. Ý nghĩa của bánh trung thu

Có thể nói rằng, bánh Trung thu chính là một biểu tượng của ngày Tết Đoàn viên. Từ hình dáng đến nhân bánh đều mang những ý nghĩa vô cùng sâu sắc:

Về hình dáng

Bánh trung thu thường có hình vuông và hình tròn:

  • Bánh Trung thu hình vuông tượng trưng cho hình dáng của trời đất, đồng thời thể hiện sự tự do – yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống.

  • Bánh Trung thu hình tròn tượng trưng cho vầng trăng Trung thu, mang ý nghĩa của sự tinh khiết, tròn đầy và cũng là biểu tượng cho sự viên mãn.

Về nhân bánh

  • Nhân bánh nướng: Được làm  từ bột mì, trứng, rượu cùng với các nguyên liệu đa dạng như khoai môn tán nhuyễn, đậu xanh, hạt dưa, trứng muối,… Bánh có vị mặn, tượng trưng cho những khó khăn, vất vả gặp phải trong cuộc sống.
  • Nhân bánh dẻo: Được làm từ bột nếp, hạt sen hay đậu xanh tán nhuyễn cùng nước đường, nước hoa bưởi. Bánh thường có hương thơm dịu nhẹ, vị ngọt tự nhiên tượng trưng cho sự tinh khiết, ngọt ngào.

Mỗi loại bánh đều có những nét đặc sắc riêng, tạo nên sự phong phú cho mâm cỗ ngày Tết Trung thu. Không chỉ đơn giản là một món ăn ngon, bánh trung thu còn là cầu nối gắn kết tình cảm gia đình, thể hiện mong ước về một cuộc sống sum vầy, hạnh phúc.

2. Nguồn gốc ra đời của bánh trung thu

Bánh Trung thu được bắt nguồn từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. 

Theo điển tích Trung Quốc

Vào cuối thời Nguyên của Trung Quốc, có một cuộc khởi nghĩa nông dân được xây dựng bởi hai vị lãnh tụ là Lưu Bá Ôn và Chu Nguyên Chương. Để truyền đạt tin tức và mệnh lệnh của cuộc khởi nghĩa một cách bí mật, người ta đã tạo ra những chiếc bánh có hình tròn và nhét vào bên trong đó một mảnh giấy ấn định thời gian khởi nghĩa (vào ngày rằm tháng 8 âm lịch). Sau này, bánh trung thu được người Trung Quốc sử dụng vào ngày rằm tháng 8 nhằm tưởng nhớ sự kiện lịch sử này.

Theo tích xưa của người Việt

Theo tích xưa của Việt Nam, Hằng Nga và chú Cuội là những người đã tạo ra bánh Trung thu để tham gia cuộc thi của Ngọc Hoàng. Hàng năm cứ vào ngày rằm tháng 8, Hằng Nga và chú Cuội lại được xuống trần gian vui đùa cùng các em nhỏ và mang theo loại bánh này cho các em thưởng thức. 

Kể từ đó, phong tục thưởng bánh Trung thu ngày rằm tháng 8 đã tiếp nối qua bao thế hệ và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt.

3. Các loại bánh trung thu 

Để phân loại bánh Trung thu, có thể chia thành 2 loại chính là bánh Trung thu truyền thống và bánh Trung thu hiện đại. Nhưng dù là loại nào đi chăng nữa, bánh Trung thu vẫn vẹn nguyên ý nghĩa của sự đoàn viên, viên mãn, ấm no và hạnh phúc.

Bánh trung thu truyền thống

Bánh Trung thu truyền thống là hiện thân của vẻ đẹp tinh túy trong văn hóa Việt Nam. Vỏ bánh được làm từ bột mì, mang vị mặn nhẹ và mềm mịn. Nhân bánh đa dạng với các loại như đậu xanh, mứt khoai môn, hạt sen, hay trứng muối, tạo nên hương vị truyền thống đậm đà và quen thuộc. Chính sự kết hợp hài hòa giữa các loại nhân, bánh truyền thống đã mang đến cho thực khách một trải nghiệm vị giác phong phú. 

Về hình dáng, bánh truyền thống thường có hình tròn – tượng trưng cho sự trọn vẹn và hòa hợp, thể hiện mong ước về một cuộc sống viên mãn. Thêm vào đó, vỏ bánh còn được trang trí bằng những câu chữ mang ý nghĩa tốt lành hoặc hình vẽ đẹp mắt, góp phần tăng thêm vẻ đẹp và sự tinh tế cho món quà Trung thu. 

Bánh Trung thu truyền thống không chỉ là món quà ý nghĩa để trao tặng người thân mà còn là sợi dây gắn kết tình cảm gia đình, tạo nên bầu không khí ấm áp, sum vầy trong mùa trăng.

Bánh trung thu hiện đại

Bên cạnh những chiếc bánh Trung thu truyền thống với hương vị quen thuộc, thị trường ngày nay còn xuất hiện nhiều phiên bản bánh Trung thu hiện đại, kết hợp tinh hoa truyền thống và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của người thợ làm bánh. Tiêu biểu có thể kể đến: Bánh Trung thu trứng chảy với nhân trứng muối tan chảy béo ngậy, bánh Trung thu chay với nhân từ các nguyên liệu thực vật thanh đạm, bánh Trung thu rau câu mềm mịn và mát lạnh,… Mỗi loại bánh mang đến hương vị độc đáo riêng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người thưởng thức.

Có thể nói rằng, bánh Trung thu hiện đại đã tô điểm cho mùa thu đoàn viên thêm phần rực rỡ, phong phú hơn. 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Gọi điện thoại
Avatar

Hà Việt Hưng

Tổ chức sự kiện

Hồ sơ kinh doanh

Số 52 ngõ 71 Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
QR-Code
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Sự kiện - Thiết bị sự kiện - Nhân sự sự kiện - Địa điểm